Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em”

Đối với tôi trường học là ngôi nhà thứ hai là nơi chúng ta học tập, tạo những khoảng khắc đẹp bên thầy cô bạn bè, nơi mà chúng ta phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất. Nhưng bên cạnh những điều tốt đẹp như vậy “bạo lực học đường” lại chính là những bóng ma vô hình luôn len lỏi trong chính nơi mà ta coi như ngôi nhà thứ hai .Đây là một vấn nạn không thể bảo hết là hết ngay được mà phải dựa tư duy đủ thông suốt phân biệt được việc này thật sự nghiêm trọng để có hạn chế được điều đáng buồn này.

Nếu mọi người theo dõi trên mạng xã hội sẽ biết vào tầm tháng 4 năm 2023 đã có một nữ sinh 17 tuổi học tại trường chuyên ở Nghệ An đã tự tử nghi là do bạo lực học đường. Theo thông tin cho biết nữ sinh là một người học giỏi nhất nhì lớp nhưng lại bỏ học nói với mẹ là sợ đi học không muốn đến trường và mẹ nữ sinh tìm hiểu được con gái mình bị ngược đãi, bạo hành…. Vậy nguyên nhân từ đầu mà dẫn đến việc bạo lực học đường và hậu quả nó nghiêm trọng đến mức nào?

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp đạo lí, công lí nhằm để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác làm tổn thương về tinh thần, thể xác. Bạo lực học đường có xu hướng gia tăng nó xảy ra dưới nhiều hình thức: xúc phạm, lăng mạ, đánh đập…..làm tổn hại tinh thần, sức khỏe đến người bị bạo lực. Vấn đề này càng ngày càng diễn ra phổ biến và rộng rãi hậu quả của nó rất nghiêm trọng khiến chúng ta phải suy nghĩ và nhìn nhận một cách chính xác nhất. Vậy nguyên nhân và hậu quả của nó như thế nào mà chúng ta cần nâng cao nhận thức.

Nguyên nhân gây nên vấn nạn “ bạo lực học đường” này thật sự rất nhiều. Có thể là do học sinh bị ảnh hưởng bởi một số hành vi không đúng từ ngoài xã hội từ đó lại hình thành nên tính cách không đáng có. Chỉ cần thấy “ngứa mắt,khó chịu” với một người khác thì cũng có thể dẫn đấy tẩy chay những người bạn học đấy. Hay là chỉ là lướt qua nhau lại tưởng bạn học đấy “nhìn đểu” mình mà từ đó nói xấu, bịa đặt những điều không có để bạn đấy bị mọi người ghét. Chung quy lại đó đều xuất phát từ lòng đố kị, xích mích không đáng có. Việc bảo lực học đường thường diễn ra trong lứa tuổi THCS THPT bởi chính giai đoạn này học sinh bắt đầu có những thay đổi về mặt tâm lý nên điều này không thể tránh khỏi và việc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra là việc giải quyết vấn đề xích mích không triệt để từ phía giáo viên nhà trường và chính các bậc phụ huynh.

Hậu quả của nó thật sự không thể lường trước được. Nếu vấn đề được giải quyết triệt để thì vẫn có ghét nhau đố kị lẫn nhau những sẽ không có việc nào xấu hơn xảy ra. Như đã nêu về một nữ sinh 17 tuổi ở Nghệ An ở trên đã tự tử do bạo lực học đường thì đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất. Việc bạo lực học đường chia ra làm 2 loại đó chính là bạo lực từ lời  nói và thứ hai là bạo lực về hành động. Bạo lực lời nói là từ những lời nói xấu bịa đặt những điều không đáng có về một bạn học sinh nào đó. Bạo lực về hành động đó là đánh nhau đây là bạo lực về lời nói không đủ nên đã xảy ra gây gổ đánh nhau. Dù bạo lực bằng hình thức nào đi chăng nữa thì nó đều là một nhát dao vô hình lên người bạn học sinh bị bạo hành. Sẽ khiến bạn học sinh đấy bị ám ảnh tâm lý không muốn đến trường ảnh hưởng đến chính việc học tập của các bạn ývà cả cuộc sống trong tương lai .Điều này  có thể biến một người từ tự tin trở nên tự ti không dám thể hiện bản thân mình vì sợ những lời chê bai, chỉ trích. Và nếu điều này xảy ra mà không được giải quyết triệt để sẽ khiến bạn học sinh bị ám ảnh tâm lý rất có thể dẫn đến tự tử.Đấy là những bạn bị bạo lực học đường còn đối với bạn đi bạo lực người khác thì phát triển không toàn diện, bị xã hội nhà trường chê trách. Có thể ảnh hương rất lớn đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của các bạn ý, chỉ cần một trong học bạ xuất hiện cụm từ “có hiện tượng bạo lực học đường các bạn khác” thôi thì chính các bạn ấy đã tự hủy hoại đi rất nhiều cơ hội mới cho tương lai mình.Việc bạo lực học đường xảy ra khiến con người ta bị ảo vị trí mình đang có cứ coi mình là nhất không ai hơn mình cả vì thế cũng sẽ không coi trọng lời nói của cha mẹ thầy cô, chính vì thế ta cần có những biện pháp chặt chẽ để “diệt tận gốc” những bạn chuyên đi gây gổ, bạo hành người khác.

Vậy chúng ta cần đưa ra những giải pháp như thế nào để đầy lùi vấn nạn “bạo lực học đường” này. Nhà trường và phụ huynh cùng nhau hỗ trợ, hợp tác để giáo dục con trẻ về vấn đề bạo lực học đường này. Xây dựng những buổi tọa đàm về vấn đề này hoặc dùng những câu nói cổ động về tránh bạo lực học đường quanh trường học để có thể tiếp cận được học sinh. Về phía nhà trường và thầy cô giáo phụ huynh cần đưa ra những biện pháp phạt những bạn có ý định bạo lực học đường các bạn học sinh khác, chia bè kéo phái gây chia rẽ bạn bè thì có thể nói chuyện rõ ràng để hs nhận ra vấn đề, gây gổ đánh nhau thì có thể đình chỉ học nặng hơn thế nữa là đuổi học. Nếu bị đuổi học vì gây gổ đánh nhau bạo lực học đường thì sẽ có rất ít trường nhận bạn học sinh này từ đó bạn sẽ nhận rõ ràng về hậu quả của việc đi bắt nạt người khác.Và với bản thân mỗi bạn học sinh đều phải có trách nhiệm tránh xa, bảo vệ bản thân mình trước vấn nạn “bạo lực học đường”. Nếu bản thân mình bỗng dưng trở thành nạn nhân của bạo lực học đường thì phải nhanh chóng báo với thầy cô, bố mẹ để giải quyết chứ không được im lặng để tránh xảy ra những việc không đáng muốn. Ở một số trường hiện nay có lập nên “Phòng Tham vấn tâm lý học đường” để khi các bạn trong trường học gặp vấn đề gì khó chia sẻ với thầy cô bạn bè thì có thể xuống đây để có thể chia sẻ và nói chuyện với cô quản lý phòng tham vấn để một phần nào đó có thể gỡ được nút thắt trong suy nghĩ của bạn và khi bạn bị vô tình thành nạn nhân của bạo lực học đường chẳng hạn bạn có thể xuống phòng Tham vấn để được cô hỗ trợ giải quyết vấn đề.

      Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở đối tượng là học sinh nữa mà nó xảy ra ở đối tượng là sinh viên đại học. Hiện nay, vẫn có những vụ việc bạo lực học đường ở lứa tuổi là sinh viên đại học đánh đập hay bôi nhọ danh dự là những cách mà những đối tượng sinh viên hướng tới để hủy hoại tương lai của người khác. Những nhóm sinh viên đi bạo lực người khác sẽ dùng những cách thức khác nhau nhưng phổ biến nhất chắc là đăng nhưng bài nói xấu công khai người bạn này lên mạng xã hội với tốc độ của mạng xã hội thì một thời gian ngắn sau khi bài viết này được đăng tải thì người bạn đấy sẽ nhận cơn mưa gạch đá từ cộng đồng mạng. Nếu người bạn đấy đủ bản lĩnh để bảo vệ bản thân thì nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều vào cuộc sống của bạn nhưng nếu bạn không đủ bản lĩnh để chống trả thì nó ảnh hưởng rất nhiều về mặt tâm lý và rất có thể dẫn đến tự tử. Không chỉ dừng lại ở lứa tuổi học sinh sinh viên nữa mà chính những giáo viên cũng trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Chỉ bởi ghét giáo viên này vì đã cho mình điểm xấu hay báo cáo những điều bản thân vi phạm cho phụ huynh từ đó nhiều bạn học sinh ganh ghét hễ tí là nói xấu giáo viên này. Dùng những lời nói không hay để bịa đặt thêu rệt những câu chuyện không có thật về người thầy người cô đã giảng dạy mình. Điều này đáng bị cả xã hội lên án và phân biệt đc cái nào đúng cái nào sai để bảo vệ chứ đừng vì một phút tin người quá lại bảo vệ nhầm người.

Tóm lại, bạo lực học đường đang chiếm một phần trăm đáng kể trong bảng thống kê về những vấn đề bức thiết trong xã hội. Việc bạo lực này có thể ngăn chặn khi mỗi người có một nhận thức đúng đắn và hành động chính xác để “Nói không với baok lực học đường”. Hãy học cách yêu thương,sẻ chia thật nhiều để “ Bạo lực học đường” không còn là những bóng ma nữa mà nó đã thật sự biến mất khỏi ngôi nhà thứ hai này. Và Dan Pearce có câu “Những người yêu bản thân mình, sẽ không làm tổn thương người khác. Chúng ta càng ghét bản thân, chúng ta lại càng muốn người khác phải chịu đựng”.

 

Bài viết của học sinh Lê Thị Kiều Trang - Lớp 11A1