CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU HỌC SINH TẠI TRƯỜNG HỌC

   Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, bảo đảm mục tiêu phát triển toàn diện trí, đức, thể, mỹ cho học sinh, bên cạnh trang bị học sinh những kiến thức văn hóa ở lứa tuổi học đường, công tác giáo dục thể chất, sức khỏe tốt sẽ đáp ứng công việc học tập tốt trong suốt giai đoạn học sinh phổ thông các cấp học trước khi bước vào giai đoạn trưởng thành của cuộc đới mỗi học sinh. Từ thông tư liên tịch số 03/2000 của BGDĐT-BYT đến thông tư 13/2016/ BYT-BGDĐT đã nâng cao vai trò của công tác y tế trường  học trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh từng giai đoạn.

   Với đặc thù trường phổ thông liên cấp nên công tác y tế CSSKHS cũng có những đặc điểm riêng so với các trường học có một cấp học: như cấp tiểu học thì công tác giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng chống bệnh răng miệng, phòng chống cận thị học đường, dinh dưỡng học đường…. được chú trọng  tăng cường hơn so với cấp trung học. Còn cấp trung học thì chú trọng phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên,…Việc chú trọng triển khai công tác chăm sóc sức khỏe học sinh gắn với các phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, dạy tốt, học tốt trong trường học.

1/ Thuận lợi

     Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe học sinh của trường đã triền khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch  trong năm học,kiện toàn ban chỉ đạo, phân công các đồng chí thành viên thực hiện nhiệm vụ, đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cao cơ sở vật chất phòng y tế, các công trình vệ sinh, phòng học, nước uống, nước sinh hoạt, ánh sáng phòng học, sân tập luyện thể dục thể thao,…tốt nhất theo điều kiện của trường hàng năm, phòng y tế trang bị tương đối đủ theo quyết định 827/QQĐ-SYT Hà Nội, và thông tư 13/2016 cho công tác dạy và học cũng như công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Công tác vệ sinh học đường duy trì tốt hàng năm đảm bảo môi trường  trường học xanh – sạch- đẹp hỗ trợ cho công tác dạy và học của giáo viên và học sinh.

Định kỳ mỗi năm học nhà trường phối hợp với TTTYT quận Cầu Giấy tổ chức khám sức khỏe cho học sinh, tổng hợp đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ sức khỏe , bệnh không lây nhiễm, thông báo tới cha mẹ học sinh để phối hợp theo dõi , giám sát tình trạng các trường hợp mắc bệnh, và hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa  con em, đi khám và điều trị tại cơ sở y tế kịp thời

Trước tình hình các loại bệnh dịch như Covid-19. Cúm A,…. Diễn biến phức tạp ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe học sinh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng chống dịch, hoạt động tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức phòng chống dịch, cũng như các nội dung phòng chống bệnh tật học đường như phòng chống bệnh răng miệng , bệnh cận thị học đường,phòng chống tai nạn thương tích,phòng chống ngộ độc thực phẩm,… và tổ chức các nội dung phòng chống dịch cũng như các nội dung công tác y tế trường học  đảm bảo  sức khỏe cho học sinh, cũng như cán bộ, giáo viên công nhân viên nhà trường học tập và làm việc tốt.

Công tác sơ cấp cứu học sinh tại trường được duy trì đều và chuyển tuyến kịp thời tùy theo tình trạng học sinh

 Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh hàng năm là một việc làm thiết thực và quan trọng góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho học sinh, phát hiện sớm học sinh mắc bệnh tật học đường Năm học 2022-2023 tổ chức khám sức khỏe cho học sinh toàn trường theo qui định đạt tỷ lệ 98,5%,, thông báo kịp thời tình hình sức khỏe học sinh sau khám sức khỏe tới cha mẹ học sinh phối hợp quản lý sức khỏe học sinh tại trường. trong các bệnh tật thì bệnh về mắt,  chiếm tỷ lệ cao  từ 49,2% (tiểu học) đến 60,9% trung học cơ sở,  trung học phổ thông (71,4%),  bệnh về răng miệng : tiểu học (55%)  THCS (30,4%) THPT (29,7%)  học sinh tiều học thời kỳ răng sữa , men răng yếu , vệ sinh răng miệng chưa tốt nên tỷ lệ mắc bệnh cao hơn học sinh khối trung học. Một số học sinh, thể trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng như Hs lê Bảo Hân (1A1), Nguyễn Ngọc Yến (2A2), ở khối trung học có một vài học sinh nhẹ cân, nhưng tỷ lệ học sinh mắc thừa cân, hoặc béo phì lại tăng nhiều hơn (tiểu học: 10 học sinh), THCS (20 học sinh), THPT (35 học sinh). Ngoài ra  một số học sinh mắc khuyết tật , bệnh thần kinh cần theo dõi .

Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm học sinh ăn bán trú cũng được duy trì đều hàng năm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân đối cho học sinh, phù hợp lứa tuổi, thực đơn thay đổi theo mùa , đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong học tập tại trường

Công tác tuyên truyền phổ biến Luật giao thông  phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trương học an toàn cũng được  duy trì đều trong các năm học, nhằm giảm tỷ lệ và số học sinh bị chấn thương lớn phải nằm viện điều trị.

Cán bộ y tế hoạt động nhiều năm, có kinh nghiệm, tâm huyết với công tác y tế trường  học. Duy trì tốt trường điểm nha học đường của quận cầu Giấy và thành phố  từ năm 2006 tới nay, thực hiện các nội dung của chương trình nhằm giáo dục và tăng cường kiến thức phòng chống bệnh  răng miệng  cho học sinh tại trường, xử lý một số các trường hợp mắc bệnh răng miệng tại trường.

2/Khó khăn:

Trong giờ cao điểm ăn bán trú, dù giáo viên đã nhắc nhở, quan sát nhưng nhiều học sinh trốn không rửa tay lên ăn luôn.

Thông tin quản lý sức khỏe học sinh giữa nhà trường và cha mẹ học sinh có lúc chưa được thường xuyên để theo dõi kịp thời.

Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc đưa con đi khám chuyên khoa mắt, răng miệng để có biện pháp xử lý, theo dõi kịp thời tình trạng  mắc bệnh.Dinh dưỡng và tập luyện  đối với học sinh thừa cân, béo phì chưa được cha mẹ quan tâm  đúng mức để phòng chống các bệnh liên quan

Tuyên truyền sâu rộng hơn để cha mẹ học sinh nắm rõ hơn về việc tham gia bảo hiểm y tế học sinh là bắt buộc để khi học sinh ốm đau, bệnh tật được hưởng chế độ theo luật bảo hiểm y tế qui định.

 Một số học sinh chua tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp, vẽ bẩn lên tường ở lớp, bàn học, chưa tự giác thực hiện việc rửa tay thường xuyên, sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn bán trú, vứt rác chưa đúng nơi qui định,..

3/ Giải pháp:

     So với năm học trước thì năm học này tuy số lượng học sinh vẫn tương đương tỷ lệ học sinh mắc bệnh về mắt và răng có giảm nhưng chưa nhiều nên công tác tuyên truyền, giáo dục vẫn cần duy trì đều, giám sát học sinh ngòi học đúng tư thế, đủ ánh sáng phòng học ở nhà cũng như ở trường, đổi chỗ chỗ ngồi trong lớp  định kỳ để học sinh không ngồi mãi một chỗ trong lớp, thực hiện khẩu hiệu “đầu thẳng, lưng thẳng, chữ viết thẳng”, và “8 cách cho đôi mắt sáng khỏe”. Không những giữ gìn đôi mắt phòng chống tật khúc xạ học đường mà còn phòng chống bệnh cong vẹo cột sống. Sau bữa ăn bán trú, hoặc sau khi liên hoan tại lớp GVCN  hoặc đội chữ thập đỏ của lớp nhắc nhở học sinh xúc miệng sau khi ăn (khi không có điều kiện chải răng để phòng chống sâu răng). Thực hiện thường xuyên việc rửa tay tại các thời điểm để đảm bảo sức khỏe , phòng chống dịch bệnh, phòng chống giun sán, bệnh lây qua đường tiêu hóa, hô hấp

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Luật giao thông, thực hiện đúng Luật giao thông , đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, không để xảy ra tai nạn, thương tích đáng tiếc. Tuyệt đối không ăn uống tại các quán hàng rong vỉa hè, nơi thực phẩm không rõ nguồn gốc, phòng tránh ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe. Cùng với sự chỉ đạo của ban chăm sóc sức khỏe học sinh- phòng chống dịch- chữ thập đỏ của nhà trường và các bộ phận liên quan, cha mẹ học sinh phối hợp thực hiện, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu học sinh tại trường sẽ đạt được kết quả tốt trong các năm học.

                                                                              Hà Nội, tháng 10/2023

                                                                                               Cán bộ y tế

                                                                                        Nguyễn Anh Tuấn